
Thông tin kĩ thuật
- Quốc Gia: Colombia
- Vùng Trồng: Cundinamarca
- Nông trại: LA PALMA & EL TUCÁN
- Người trồng: Felipe Sardi
- Độ cao: 1740m
- Sơ chế: Sơ chế Yếm Khí Lactic (Anaerobic Lactic Fermentation)
- Giống: Catuai, Caturra
- Xưởng rang: Justbean Roastery
- Ghi chú hương vị:Black Berry (Mâm xôi đen), Orange Syrup (Siro Cam), Silky Mouthfeel (Mượt mà), Winey (Rượu vang), Palm Sugar ( Đường thốt nốt)
- Website: https://lapalmayeltucan.com/
- Danh tiếng:
- Cà phê La Palma El Tucán được các công ty danh tiếng thế giới sử dụng như: Gardelli Specialty Coffee, Blue Bottle Coffee…
- Rất nhiều nhà vô địch pha chế cà phê thế giới sử dụng cà phê của nông trại Lapalma & El Tucán: https://lapalmayeltucan.com/our-coffee/wall-of-fame/

Về nông trại La Palma y El Tucán
Visty vô cùng vinh dự khi lần đầu tiên giới thiệu cà phê từ trang trại từng đoạt giải thưởng này!
La Palma y El Tucán là những nhà sản xuất tiên phong đến từ Cundinamarca, những người đang thách thức hiện trạng trồng và chế biến cà phê ở một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, Colombia.
Chỉ trong vài năm, cái tên La Palma y El Tucán đã nổi khắp các cuộc thi cà phê. Và các giải thưởng của những nhà vô địch pha chế khi sử dụng cà phê từ La Palma y El Tucán đã khiến cho nông trại này ngày càng nổi tiếng. Mỗi mùa giải thi đấu mới, những Barista sử dụng cà phê đến từ nông trại này luôn thu hút sự chú ý của ban giám khảo ở cấp quốc tế.
Tên gọi La Palma y El Tucán này xuất phát từ hai loài quý hiếm mà những người nông dân phát hiện ra đang sống chung trên đất của họ khi họ mua mảnh đất rộng 18 ha – Emerald Toucan và Palm Wax đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Felipe Sardi và Elisa María Madriñan tin vào sức mạnh của thiên nhiên. Khát vọng của họ là học cách thiết kế các hệ sinh thái hiệu quả và năng suất bằng cách làm việc với thiên nhiên và không chống lại nó. La Palma & El Tucan đang chuyển từ độc canh sang đa canh, có nghĩa là nông trại trồng cà phê sẽ sớm trông giống một khu rừng hơn là một nông trại chỉ trồng cà phê. Bằng cách dựa vào đa dạng sinh học, cùng với chương trình bón phân hữu cơ thâm canh, nó sẽ tạo ra những kết quả đáng mong đợi hơn về năng suất sản xuất và cơ chế bảo vệ thực vật. Đây là một cách tiếp cận táo bạo và mạo hiểm, nhưng đó là một cơ hội cho tương lai.




Về cách sơ chế yếm khí lactic
Quy trình: Lactic (60 giờ lên men kỵ khí, 24 giờ lên men hiếu khí)
Phơi sấy: 25 ngày trên giàn phơi và 4 giờ trong máy sấy cơ học
Với phương pháp sơ chế lên men kỵ khí, oxy ít tiếp xúc với quả cà phê chín nhất. Sau khi quả cà phê chín được đưa tới nhà máy, chúng được phân loại thủ công rồi đặt trong các thùng kín trong 60 giờ và kiểm soát nhiệt độ trung bình ở 20 độ C (giai đoạn lên men kỵ khí). Đây là giai đoạn đầu tiên của phương pháp sơ chế Yếm Khí Lactics.
Tiếp theo cà phê được lột lớp vỏ ngoài và đưa vào quá trình thứ 2 của việc lên men. Quá trình này kéo dài 24 giờ. Cà phê sau khi đã lột vỏ được lên men trong bể chứa. Ở quá trình 2 này, cà phê được lên men trong bể nhưng vẫn tiếp xúc với không khí (Lên men hiếu khí). Điều này cho phép cà phê phát triển độ dày và hương vị phức tạp.
Sau quá trình lên Men này, cà phê sẽ được phơi chậm 25 ngày trên giàn phơi và sấy chậm với máy trong 4 tiếng.
